Những điều cần biết về thoái hóa cột sống

Theo thông tin từ các chuyên gia y tế, tại Việt nam, tỷ lệ những người ở độ tuổi từ 50 trở lên mắc các bệnh về xương khớp khoảng 80%. Trong đó khoảng 32% bị thoái hóa cột sống. Đây là con số đáng lo ngại và không ngừng gia tăng.Vậy nhưng hiện nay nhận thức về căn bệnh này còn nhiều hạn chế. Hoàn Nguyên Cốt sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi: Bệnh thoái hóa cột sống là gì? Dấu hiệu nào để nhận biết? Nguyên nhân và các cách phòng chữa thoái hóa cột sống?

Theo thông tin từ các chuyên gia y tế, tại Việt nam, tỷ lệ những người ở độ tuổi từ 50 trở lên mắc các bệnh về xương khớp khoảng 80%. Trong đó khoảng 32% bị thoái hóa cột sống. Đây là con số đáng lo ngại và không ngừng gia tăng.Vậy nhưng hiện nay nhận thức về căn bệnh này còn nhiều hạn chế. Hoàn Nguyên Cốt sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi: Bệnh thoái hóa cột sống là gì? Dấu hiệu nào để nhận biết? Nguyên nhân và các cách phòng chữa thoái hóa cột sống?

1. Thoái hóa cột sống là bệnh gì?

Thoái hóa cột sống là bệnh gặp nhiều ở độ tuổi trung niên hoặc người cao tuổi. Và hiện đang ngày một trẻ hóa ở lứa tuổi 35. Vị trí thoái hóa thường ở cổ, vai, gáy, thắt lưng,… do chịu nhiều lực tác động dễ gây nên tổn thương sụn khớp ở cột sống.Cột sống cơ thể người có 12 đốt sống ngực, 7 đốt sống cổ, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 4 đốt sống cụt. Những đốt sống này được nối bằng những sợi dây chằng và bao bọc bởi các bao khớp. Vậy nên, khi tuổi ngày một cao kéo theo xương cột sống cũng sẽ bị bào mòn. Đến khi không còn đủ sức để chống đỡ trọng lượng cơ thể sẽ gây nên tình trạng thoái hóa.

2. Các triệu chứng thoái hóa cột sống thường gặp

  • Đau lưng, cổ vai gáy bị đau và cứng cơ đột ngột vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy.
  • Đau âm ỉ kéo dài ngày này qua ngày khác, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Đau cổ vai gáy lan ra tai, đau lan lên đầu hoặc lan dần xuống cánh tay, bàn tay. Còn đau lưng sẽ lan dần xuống chân, đầu gối và bàn chân.
  • Cảm giác khó chịu, các cử động bị hạn chế, mất ăn, mất ngủ, sức khỏe giảm sút.
Giai đoạn đầu có thể chỉ là tê bì. Sau đó có thể chuyển thành mạn tính khi cơn đau kéo dài khoảng 3 tuần. Bệnh nhân có cảm giác đau dai dẳng, mất cảm giác nửa người hoặc ở các chi, mất kiểm soát việc vệ sinh cá nhân..

3. Dấu hiệu chứng tỏ bạn bị thoái hóa cột sống

Đa phần, người bệnh thường mắc phải các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng. Do vậy, tùy vào từng vị trí thoái hóa cột sống mà bệnh sẽ có các dấu hiệu khác nhau:
  • Dấu hiệu bị thoái hóa cột sống thắt lưng Trường hợp này, người bệnh sẽ cảm thấy đau ê ẩm vùng ngang thắt lưng, nhói buốt ở hông kèm theo các cảm giác tê bì dọc từ mông xuống chân khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc di chuyển.
  • Dấu hiệu bị thoái hóa cột sống cổ Người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ thường có biểu hiện đau nhức ê ẩm ở vùng cổ, mỏi gáy, lan xuống hai bả vai và cánh tay, thậm chí đau kéo lên đỉnh đầu gây ù tai, chóng mặt…
Khi đã nhận biết được dấu hiệu thoái hóa cột sống, người bệnh cần sớm đi thăm khám. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp làm giảm thiểu các triệu chứng do thoái hóa gây ra.

4. Nguyên nhân nào gây ra thoái hóa cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống, có thể phân thành 2 nhóm chính như sau:

Nguyên nhân khách quan

  • Do tuổi tác.
  • Thói quen ăn uống không khoa học dẫn đến việc thiếu hụt canxi, thiếu hụt các dưỡng chất khác trong việc sản xuất sụn khớp, cũng như bôi trơn khớp.
  • Do yếu tố di truyền.

Nguyên nhân chủ quan

  • Do lao động quá sức, bê vác những vật nặng không đúng tư thế.
  • Do bị béo phì, sức nặng của cơ thể khiến cột sống bị quá tải.
  • Thói quen ngồi làm việc, ngồi học sai tư thế, hoặc ngồi quá lâu với một tư thế.
  • Luyện tập thể dục, thể thao không đúng cách.

5. Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống diễn ra rất từ từ, là giai đoạn của cả một quá trình thoái hóa xương khớp. Vì vậy nên người bệnh thường chủ quan không để ý đến sự nguy hiểm của nó. Dưới đây là một vài biến chứng phổ biến sẽ khiến bạn phải thay đổi suy nghĩ:
  • Hạn chế khả năng vận động
Thoái hóa cột sống gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai ở đốt sống. Từ đó khiến cho bệnh nhân khó cử động. Người bệnh có thể sẽ không ngoái được cổ, hay cúi gập người. Việc đứng lên ngồi xuống cũng trở nên khó khăn.
  • Chèn ép dây thần kinh gây bại liệt
Tình trạng cột sống bị thoái hóa sẽ mọc gai ở các đốt sống. Lâu dần, gai sẽ chèn ép vào dây thần kinh gây bại liệt.
  • Thoát vị đĩa đệm
Một khi cột sống đã bị thoái hóa, thì chỉ cần một tác nhân đủ mạnh, đĩa đệm sẽ bị chèn ép và thoát vị. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, không thể cử động. Chưa kể đến các nguy cơ tiềm ẩn khác như đau rễ thần kinh, rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ, thậm chí là tàn phế.
  • Rối loạn tiền đình
Hội chứng rối loạn tiền đình xảy ra khi thoái hóa làm tổn thương lỗ tiến hợp, chèn ép mạch máu. Người bệnh bị rối loạn tiền đình sẽ cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng, ăn ngủ kém. Đặc biệt người già thường bị chóng mặt, dễ dẫn đến ngã, tai nạn.

6. Cách phòng và chữa trị bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của người bệnh. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là một số cách phòng và chữa bệnh thoái hóa cột sống:

Phòng ngừa thoái hóa cột sống

Để phòng ngừa thoái hóa, chúng ta cần phải thay đổi thói quen lao động, sinh hoạt hằng ngày để tránh tạo căng thẳng lên cột sống. Không nên lao động quá sức, mang vác các vật nặng. Tránh ngồi hay làm việc quá lâu ở một tư thế.Việc ăn gì, uống gì cũng cần có một chế độ khoa học. Kết hợp tập luyện thể dục, thể thao với các bài tập phù hợp như đi bộ, yoga, bơi lội,… Duy trì cuộc sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích làm ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể.

Các cách chữa trị thoái hóa cột sống

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp dùng để điều trị thoái hóa cột sống. Hai phương pháp được áp dụng nhiều và được đánh giá cao nhất đó là điều trị bằng phương pháp Y học hiện đại và Y học cổ truyền.
  • Điều trị thoái hóa cột sống theo Y học hiện đại
Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ khám lâm sàng và làm một sống thủ tục kiểm tra, xét nghiệm. Từ đó, dựa vào kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ có kết luận và lên phác đồ điều trị bằng thuốc. Bên cạnh đó kết hợp với liệu pháp vật lý hoặc phẫu thuật.Y học hiện đại không có thuốc đặc trị thoái hóa, việc kết hợp thuốc với vật lý liệu pháp hay phẫu thuật của Y học hiện đại, chỉ phần nào giúp người bệnh giảm đau và duy trì khả năng vận động chứ không thể chữa tận gốc của bệnh. Ngoài ra việc dùng thuốc trong điều trị thoái hóa có nguy cơ gây đau dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận. Còn việc phẫu thuật cũng khá tốn kém và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hoại tử…
  • Chữa thoái hóa cột sống theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, cơ thể con người là một chỉnh thể hoàn chỉnh. Khi cơ thể bị Phong tà (gió độc) – Hàn tà (khí lạnh) – Thấp tà (độ ẩm) xâm nhập, làm tắc kinh lạc, khí huyết không được lưu thông trong kinh mạch, khiến máu không đi nuôi dưỡng được xương khớp, gây thoái hóa cột sống.Y học cổ truyền sử dụng các thảo dược tự nhiên để điều trị thoái hóa. Giúp lưu thông khí huyết ở cân xương, đẩy các tà khí ra ngoài đem cơ thể trở về trạng thái quân bình âm dương. Đồng thời các tạng phủ được bồi bổ và phục hồi chức năng, đem lại trạng thái chính thường, cơ thể khỏe mạnh. Các khí huyết từ đó cũng lưu thông dễ dàng, máu có thể đi nuôi các mạch bị tắc. Các vùng bị thoái hóa sẽ giảm đau và dần được phục hồi.Thời gian điều trị của phương pháp này kéo dài, khiến cho bệnh nhân dễ chán nản. Nhưng đây được coi là phương pháp rất an toàn, chi phí điều trị cũng thấp hơn.Ngoài việc thăm khám định kỳ, người bệnh cũng cần chủ động tìm hiểu thêm thông tin kiến thức về bệnh lý. Từ đó bổ trợ cho việc điều trị bệnh thoái hóa của mình được hiệu quả hơn.

Bài viết cùng danh mục