Những nguyên tắc cấm kỵ khi ngâm chân

Ngâm chân bằng muối ngâm chân thảo dược hay bằng nước ấm cũng chỉ nên tiến hành từ 15 – 30 phút. Bởi trong quá trình này, máu trong cơ thể tuần hoàn nhanh hơn, nhịp tim cũng nhanh hơn so với bình thường, làm gia tăng gánh nặng cho trái tim.

1. Không ngâm chân quá lâu:

Ngâm chân bằng muối ngâm chân thảo dược hay bằng nước ấm cũng chỉ nên tiến hành từ 15 – 30 phút. Bởi trong quá trình này, máu trong cơ thể tuần hoàn nhanh hơn, nhịp tim cũng nhanh hơn so với bình thường, làm gia tăng gánh nặng cho trái tim.

Mặt khác, bởi trong lúc ngâm chân, máu chủ yếu đi xuống hai chi dưới, người thể chất suy yếu dễ bị choáng váng do thiếu máu não, thậm chí có thể bị ngất.

Do đó, người có tiền sử mắc bệnh tim, đột quỵ, người lớn tuổi tuyệt đối không nên ngâm chân quá lâu. Khi thấy có dấu hiệu choáng váng, họ cần ngừng ngay việc ngâm chân và lên giường nằm nghỉ.

2. Không ngâm chân trong vòng 30 phút sau khi ăn

Khi vừa ăn xong, đại bộ phận lượng máu trong cơ thể đều dồn về dạ dày để phục vụ cho quá trình tiêu hóa – hấp thu.

Ngâm chân lúc này sẽ khiến lượng máu phục vụ hệ tiêu hóa bị phân tán tới các chi dưới, khiến cơ thể không đủ động lực để tiêu hóa thức ăn, lâu dài sẽ dẫn đến chứng khó tiêu.

Buổi tối từ 19h – 21h là lúc khí huyết trong thận suy yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào khoảng thời gian này sẽ giúp gan bổ sung khí huyết. (Ảnh minh họa).

3. Chú ý tới nhiệt độ nước ngâm

Nhiệt độ của nước ngâm không nên quá nóng, càng không nên quá lạnh. Đối với người bình thường, cơ thể thường dao động ở mức nhiệt 36-37 độ C, nước ngâm chân có thể cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 2-3 độ C, khoảng 40 độ là vừa ấm.

Đối với người có da chân thô cứng, nhiều vết chai, nhiệt độ của nước ngâm có thể nóng hơn một chút. Tuy nhiên, đối với trẻ em, người bị tiểu đường thì nước ngâm nên để nhiệt độ thấp hơn để tránh da chân bị bỏng.

*Theo Sina Health

Bài viết cùng danh mục