Sơ đồ huyệt đạo bàn chân và cách bấm huyệt bàn chân trị mọi bệnh

Theo quan niệm của đông y cổ, cũng như y học hiện đại đã chứng minh rằng: Chân, cụ thể là lòng bàn chân, giống như một sơ đồ thu nhỏ của cơ thể. Các huyệt ở chân có mối quan hệ vô cùng mật thiết với các cơ quan phủ tạng. Chính vì vậy, biết Sơ đồ huyệt bàn chân và cách bấm HUYỆT BÀN CHÂN để trị bệnh là một phương pháp rất tốt. Có thể nói xoa bóp bấm huyệt bàn chân là một trong những phương pháp điều trị khá nổi tiếng. Không chỉ thư giãn gân cốt, thông kinh hoạt lạc mà bấm huyệt ở bàn chân còn có thể tăng cường sức đề kháng, phòng và chữa rất nhiều bệnh lý.

Cụ thể là:

  • Gan, tì liên quan đến ngón cái. Ngoài ra, gan còn liên quan đến ngón chân thứ 4. Xoa bóp ngón chân này có thể điều trị chứng táo bón, đau mỏi lưng.
  • Thận có mối quan hệ với lòng bàn chân.
  • Bàng quang liên hệ mật thiết đến mu ngón út. Huyệt đạo ở vùng này có thể hỗ trợ tốt chứng bí tiểu, tiểu buốt/són.
  • Dạ dày liên quan tới mu ngón chân thứ 2. Bấm huyệt ở vùng này có thể trị chứng ợ chua, đầy hơi, khó tiêu.

Ngoài ra khi bấm các huyệt ở lòng bàn chân, mu bàn chân và vùng quanh bàn chân còn có rất nhiều những công dụng tuyệt vời. Dựa trên sơ đồ huyệt bàn chân cùng các công dụng của nó mà chúng ta chọn sử dụng huyệt nào tùy vào bệnh tương ứng.

SƠ ĐỒ HUYỆT ĐẠO Ở BÀN CHÂN VÀ CÔNG DỤNG

Trên thực tế, chân tập trung rất nhiều huyệt khác nhau trong tổng số hơn 300 huyệt đạo trên toàn cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta chỉ thường sử dụng khoảng 20 huyệt đạo trên chân trong trị liệu. Trong sơ đồ huyệt đạo bàn chân đó, có 6 huyệt đạo thông dụng nhất thường dùng. Đó là:

1. Huyệt Thương khâu

– Vị trí: Huyệt này nằm ở ngay gần dưới hỗm mắt cá chân phía trong.

– Công dụng: Hỗ trợ điều trị các chứng đầy bụng, khó tiêu, nôn nao, viên ruột, viêm dạ dày, tiêu chảy, táo bón và các bệnh khác. Huyệt này có khả năng dưỡng Lá lách, giúp khi huyết đi từ là lách đến các kinh mạch và ngược lại.

– Cách xoa bóp bấm huyệt Thương khâu: Bấm huyệt và giữa trong khoảng 3 phút, đến khi có cảm giác tê mỏi là được. Thực hiện 3-5 lần hàng ngày, lần lượt 2 chân.

2. Huyệt Dũng tuyền

– Vị trí: Đây là một trong những huyệt gan bàn chân. Huyệt dưới lòng bàn chân này nằm ở điểm thấp nhất của cơ thể, ở giữa gan bàn chân khoảng 1/3 về phía trước.

– Tác dụng: Có tác dụng dưỡng thận rất tốt. Giúp giải động thận, điều hòa cơ thể.

– Cách bấm huyệt Dũng tuyền: Vì đây là 1 tong 36 yếu huyệt nên khi bấm huyệt, cần phải sử dụng lực hợp lý. Ấn và day huyệt nhẹ nhàng bằng ngón tay cái khoảng 5 phút mỗi ngày. Thực hiện trước 5-7h sáng là thích hợp và hiệu quả nhất. Trước khi bấm huyệt, bạn nên uống một cốc nước ấm để thận lọc tốt hơn.

3. Huyệt Thái xung.

– Vị trí: Huyệt này nằm ở mu bàn chân. Từ khe ngón chân cái và ngón áp cái đo lên hai thốn.

– Tác dụng: Huyệt vị này có liên quan mật thiết đến điều dưỡng hoạt động của gan. Bấm huyệt Thái xung giúp điều hòa cơ thể, hạ huyết áp, bí tiểu, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, ù tai, hen phế quản, đau khớp cổ chân.

– Cách bấm huyệt trị liệu: Sử dụng ngón cái với lực nhẹ vừa phải, bấm huyệt trong khoảng 4 phút đến khi thấy hơi đau thì dừng lại.

4. Huyệt Bát phong.

– Vị trí: Bát phong là huyệt ngoài kinh, bao gồm 8 huyệt ở kẽ các đốt ngón chân của 2 bàn chân.

– Tác dụng: Điều trị các triệu chứng viêm các đốt ngón chân, cước chân.

– Cách bấm huyệt: Bấm và day từng huyệt trong khoảng 1 phút mỗi huyệt khi có hiện tượng viêm và cước chân.

5. Huyệt Nội đình.

– Vị trí: Huyệt này nằm trên mu bàn chân. Bạn đo từ kẽ ngón chân cáp cái và ngón giữa lên phía mu bàn chân khoảng nửa thốn.

– Tác dụng: Điều trị các chứng đau răng hàm dưới, đầy bụng, liệt dây thần kinh ngoại biên số VII, chảy máu cam, sốt cao.

– Cách bấm huyệt: Bấm giữ huyệt khoảng 1-3 phút. Bấm nhẹ nhàng tuần tự từng chân.

6. Huyệt Giải khê.

– Vị trí: Nằm ở điểm chính giữa nếp gấp cổ chân, ở chỗ lõm giữa gân cơ duỗi chung ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cái.

– Tác dụng: Hỗ trợ điều trị chứng đau khớp cổ chân, tê liệt chân,đau dây thần kinh toạ.

– Bấm huyệt: Ấn đồng thời day huyệt nhẹ nhàng khoảng 1-3 phút tùy thuộc vào mức độ của bệnh lý.

Bên cạnh bấm các huyệt ở bàn chân, các chuyên gia còn kết hợp với các động tác xoa bóp thư giãn đôi chân để nâng cao hiệu quả của bấm huyệt.

BẤM HUYỆT KẾT HỢP XOA BÓP THƯ GIÃN BÀN CHÂN

Để đem lại kết quả như mong đợi, chỉ thực hiện các cách bấm huyệt chân thôi là chưa đủ. Các liệu pháp xoa bóp, thư giãn giảm đau chân mỏi gối là rất cần thiết. Vừa giúp thông kinh hoạt lạc, vừa giảm căng cứng và tăng tác dụng trong trị liệu.

Có rất nhiều hình thức khác nhau chúng ta có thể sử dụng:

1. Xoa bóp.

Đây là hình thức thư giãn đôi chân vô cùng cần thiết trước và sau khi bấm huyệt. Nó giống như “bước đệm” để cơ thể không bị bỡ ngỡ trước và sau khi tác động bởi ấn day huyệt. Xoa bóp đôi chân cần thực hiện ở cả mu bàn chân và gan bàn chân. Cách này cũng có thể áp dụng cho những bệnh nhân phù chân

a. Xoa bóp mu bàn chân:

– Đầu tiên, bạn ngồi trong tư thế: chân trái co, đầu gối gấp lại, bàn chân đặt áp bằng trên ghế.

– Sau đó, dùng lòng bàn tay phải áp lên mu bàn chân. Tay trái xoa dọc khớp cổ chân khoảng 20-30 lần.

– Tiếp theo, dùng hai ngón cái và trỏ, bóp nhẹ các ngón chân và day các kẽ ngón chân khoảng 5 phút. Rồi ấn dọc lên mu bàn chân nhẹ nhàng.

– Vỗ nhẹ lên mu bàn chân bằng lòng bàn tay.

– Day ấn các huyệt trên bàn chân như: Giải khê, Thái xung… Mỗi lần ấn khoảng 1 phút mỗi huyệt hoặc hơn tùy mức độ.

Bạn đổi sang chân còn lại. Thực hiện đều đặn mỗi ngày khoảng 20 phút sẽ thấy hiệu quả rất bất ngở.

b. Xoa bóp gan bàn chân:

– Đầu tiên, ngồi trong tư thế: Chân trái đặt lên đầu gối chân phải. Tay trái giữ lấy bàn chân còn tay phải áp sát vào gan bàn chân.

– Xoa và xát dọc bàn chân khoảng 20 lần. Bắt đầu nhẹ nhàng sau đó tăng dần tốc độ và cường độ, sao cho chân cảm thấy ấm nóng là được.

– Sau đó, bạn sử dụng hai ngón tay: ngón cái và ngón trỏ, bóp kết hợp nắm nhẹ các ngón chân. Rồi bóp cả bàn chân chuyển dần xuống gót. Bóp như vậy khoảng 5 phút

– Tiếp theo, bạn bấm huyệt ở lòng bàn chân. Sử dụng đầu ngón cái bấm huyệt vuông góc. Kết hợp ấn và day huyệt nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.

– Kết thúc với xoa nhẹ lòng bàn chân.

Ngoài xoa bóp, bạn cũng có thể sử dụng hình thức đi bộ bằng chân đất trên sỏi nhỏ, hoặc dép massage. Cách này cũng có khả năng tác dụng lên gan bàn chân giống như bấm huyệt xoa bóp.

2. Ngâm chân.

Ngâm chân đơn thuần với nước ấm nóng hoặc ngâm với muối ngâm chân thảo dược cũng là cách rất tốt hỗ trợ điều trị các bệnh của cơ thể. Một số loại dược liệu thường được sử dụng là: Lá ngải cứu, lá xương rộng, lá gừng, lá tre, lá lốt, muối… hoặc kết hợp một số hoặc tất cả các loại lại với nhau. Để tiện sử dụng và đạt hiệu quả cao nhất vẫn là dùng cách ngâm chân bằng muối khoáng ngâm chân thảo dược đã được ủ để các loại tinh hoa thảo dược ngấm vào muối khoáng với những công thức được nghiên cứu tỉ mỉ và chứng nhận.

– Tác dụng của phương pháp này là: Điều trị tê cứng, lạnh chân, cước chân, các bệnh tê thấp, bệnh khớp.

– Cách thức: Bạn đun nước (cùng thảo dược). Khi nước còn nóng, bạn đặt chân cách mặt nước một khoảng vừa đủ, sao cho không bị bỏng nhưng vẫn hấp thụ được hơi nước bốc lên. Khi nước giảm nhiệt, bạn từ từ đặt cả bàn chân vào thau nước ngâm. Ngâm đến khi hết nóng thì dừng lại.

Nếu dùng muối ngâm chân thảo dược, bạn chỉ cần đun nước nóng, sau đó đổ muối thảo dược ngâm chân vào sau đó đặt chân vào ngâm tới khi hết nóng thì dừng lại.

Trong khi ngâm chân, bạn cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng đôi chân. Hoặc vuốt nước massage lên cẳng chân và bắp chân.

Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn kết hợp các hai phương pháp ngâm chân lại với nhau theo thứ tự: Ngâm chân sau đó massage xoa bóp nhẹ nhàng kết hợp với bấm huyệt đạo bàn chân. Thực hiện mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy tác dụng đáng ngạc nhiên của phương thức trị liệu này.

Bài viết cùng danh mục