VÀI NÉT VỀ TINH HOA THẢO DƯỢC VIỆT M'HENHE

M’henhe, tiếng Dao được phiên âm sang hệ Latinh, có nghĩa trong tiếng Việt là SỨC KHỎE. Đây là nhóm sản phẩm chăm sóc sức khỏe do Công ty CP Đầu tư thương mại VietRAP phối hợp với Cộng đồng Nữ Dao đỏ Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lao Cai sưu tầm, nghiên cứu và phát triển.

I. VÀI NÉT VỀ TINH HOA THẢO DƯỢC VIỆT

Đây là nhóm sản phẩm chăm sóc sức khỏe do Công ty CP Đầu tư thương mại VietRAP phối hợp với Cộng đồng Nữ Dao đỏ Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lao Cai sưu tầm, nghiên cứu và phát triển.

1. Sản phẩm của M’henhe bao gồm:

  • Nước ngâm chân
  • Nước tắm thảo dược M'henhe
  • Thuốc xoa bóp.
  • Đai thảo dược vùng vai gáy
  • Đai thảo dược vùng bụng
  • Đai thảo dược vùng lưng
  • Muối thảo ngâm chân thảo dược 
  • Muối thảo dược ngâm chân M'henhe (quy cách: 150g, 350g, 800g)
  • Trà hoa thảo mộc O'HAYGE
  • Tinh dầu thảo mộc dạng chai nhỏ giọt và loại treo 
  • Tinh dầu thảo mộc O'HAYGE dạng chai lăn
  • Thảo dược lá nhiều loại (trà sơn mật hồng sâm, lá gan, mật gấu...)
  • Mật ong hoa bạc hà
  • Các nguyên liệu thảo dược như: tam thất, đương quy, cát cánh....

2. Đặc điểm của M’henhe

  • Sản phẩm được làm thủ công
  • Sản phẩm được chế từ các thảo dược thu hái tự nhiên trong rừng.
  • Sản phẩm được sản xuất dựa trên một số loại thảo dược chế biến hoặc chưng cất
  • Sản phẩm được kế thừa truyền thống mang tính mẫu hệ của đồng bào người Dao sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

 

3. Ưu điểm của M’henhe

  • Giá thành phải chăng
  • Dễ dùng
  • Hiệu quả…
  • Sản phẩm dùng ngoài da.
  • Không gây phản ứng phụ
  • Có tác dụng ngay, người dùng cảm nhận rõ rệt tác dụng  của sản phẩm.

II. MỤC TIÊU CỦA VietRAP ĐỐI VỚI  M’HENHE 

1. Mục tiêu thương mại:

  • Xây dựng M’henhe thành nhãn hiệu hàng hóa tin dùng
  • Đẩy mạnh việc bán sản phẩm để sinh lợi nhuận​

 

2. Mục tiêu xã hội:

  • Đưa bài thuốc quý vốn chỉ lưu truyền trong bộ lạc bộ tộc … thành sản phẩm hàng hóa
  • Giúp cộng đồng tiếp cận được bài thuốc tốt, rẻ… hiệu quả, tăng cường và phục hồi nhanh chóng sức khỏe

 

3. Mục tiêu xuyên suốt:

  • Xây dựng, phát triển M’henhe thành một lĩnh vực quan trọng xuyên suốt chiến lược phát triển của công ty

III. ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN

​1 Quy hoạch, quản lý nguyên liệu hoặc sản phầm đầu vào.

  1. 2 Tổ chức đăng kiểm chất lượng, xuất sứ;
  2. 3 Đầu tư xây dựng tín chỉ tin dùng.
  3. 4 Quảng bá sản phẩm
  4. 5 Tiêu thụ sản phẩm
  5. 6 Đánh giá hiệu quả hoạt động.
  6. 7 Xây dựng chiến lược phát triển: sản xuất  -  tiêu thụ hàng hóa.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1 Xây dựng kế hoạch hoạt động

  • Kế hoạch nhân sự: (Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch… để tuyển dụng, đào tạo nhân sự).
  • Kế hoạch quản lý vùng nguyên liệu: (Giao nhiệm vụ cho cá nhân cụ thể, khảo sát,  đánh giá, đàm phán dự thảo HĐ bao tiêu sản phẩm trình lãnh đạo kí; sắp xếp lịch chủ động kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kĩ thuật gieo trồng, thu hoạch theo tiêu chuẩn dược liệu sạch GACP-WHO).
  • Kế hoạch thu gom thảo dược: Lập kế hoạch thu mua, sơ chế chính xác, quy cách đóng gói, bảo quản, nơi trữ hàng…).
  • Kế hoạch Đăng kí chất lượng hàng hóa: Lập hồ sơ đăng kí kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa với cơ quan chức năng của Nhà nước hoặc tổ chức nước ngoài uy tín; xây dựng kế hoạch đầu tư tín nhiệm tiêu dùng (Có thể đầu tư miễn phí cho một số đối tượng… sau đó đánh giá hiệu quả…  tập hợp hình ảnh, thông tin xây dựng kế hoạch quảng bá tin dùng…).
  • Kế hoạch sản xuất: Cụ thể hóa kế hoạch sản xuất cái gì làm, cái gì thuê đối tác sản xuất, đóng gói…)
  • Kế hoạch thị trường (Tham mưu xây dựng mẫu mã sản phẩm; Xây dựng kế hoạch marketing, tiếp thị sản phẩm, bao gồm cả kĩ năng marketing).
  • Kế hoạch đầu tư tài chính: (Xây dựng kế hoạch đầu tư, chi phí hoạt động cho từng nhóm công việc).
  • Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. (Xác định thị trường tiêu thụ; dự toán kế hoạch tiêu thụ từng nhóm sản phẩm, từng thị trường…

​2. Khảo sát đánh giá

  • Vùng nguyên liệu

+ Xác định vùng nguyên liệu

+ Xác định đối tác cung cấp nguyên liệu - SP

+ Xác định sản lượng: số lượng nguyên liệu hoặc sản phẩm hàng năm.

+ Xác định mùa vụ thu hoạch

+ Khảo sát giá cả thị trường

  • Thị trường

+ Xác định thị trường (Trong nước, ngoài nước; trong TP, tỉnh ngoài…)

+ Xác định hướng tiếp cận đầu tiên

+ Xác định đối tượng – địa điểm tiếp cận

+ Xây dựng phương pháp tiếp cận

+ Xây dựng nội dung khi tiếp cận

+ Xây dựng kế hoạch truyền thông, quảng bá.

3. Quản lý vùng nguyên liệu

  • Đàm phán kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm (nguyên liệu hoặc sản phẩm sơ chế, chế biến).
  • Thống nhất quy trình gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch bảo quản thảo dược theo tiêu chuẩn GACP

4. Đăng kiểm chất lượng hàng hóa

  • Lập hồ sơ đăng kiểm, đăng kí chất lượng hàng hóa (Cơ quan chức năng của Nhà nước hoặc tổ chức nước ngoài).
  • Có thể thông quan một công ty dược chuyên sản xuất các loại thuốc để làm thủ tục đăng kí công dụng, chất lượng sản phẩm
  • Có thể đầu tư cho một số đối tác để đánh giá, thu thập thông tin, hình ảnh … để xây dựng lòng tin cho người tiêu dùng.

5 Quảng bá sản phẩm

 

  • Quảng bá trên các phương tiện truyền thông
  • Quảng cáo bằng tờ rơi
  • Quảng bá trên Website
  • Tổ chức giới thiệu sản phẩm rộng rãi.

 

6. Bán sản phẩm

  • Mở điểm bán hàng thuận lợi cho giao dịch
  • Bán online trên mạng.
  • Từng bước xây dựng hệ thống bán kí gửi tại một số cửa hàng thuốc tây
  • Bán chiết khấu cho y bác sĩ các bệnh viện phụ sản, hoặc khoa phụ sản bệnh viện các tỉnh; các trung tâm massage; các khách sạn có dịch vụ massage, spa… (Đây là điểm tiếp cận đầu tiên- rất quan trọng trong chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm…)

7. Đánh giá hiệu quả

  • Thường xuyên update thông tin các chiều
  • Điều chỉnh kịp thời phương pháp truyền thông, phương pháp tiếp thị, bán hàng… cho phù hợp với thực tế.
  • Điều chỉnh phương pháp bán hàng
  • Điều chỉnh cơ chế giá.

V. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO LĨNH VỰC DƯỢC LIỆU VÀ M’HENHE

  1. 1 Xác định rõ mục tiêu cho M’henhe
  2. 2 Xây dựng bộ máy quản lý, điều hành chuẩn; đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt (Thảo dược + Marketing).
  3. 3 Hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với công ty và chứng chỉ tiêu chuẩn với các sản phẩm của M’henhe.
  4. 4 Xây dựng mối liên kết vững chắc, ổn định với các đối tác trên mọi lĩnh vực kể cả với cơ quan chức năng của Nhà nước.
  5. 5 Từng bước nắm chắc công thức, hoặc mua công thức… tiến tới chủ động sản xuất, cung ứng sản phẩm hoàn thiện.
  6. 6 Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm (Cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm; Kế hoạch hàng năm được cụ thể hóa kế hoạch tháng…).
  7. 7 Phát triển gian hàng M’henhe ở những địa bàn tiềm năng (Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài gòn, Cần Thơ …).

Bài viết cùng danh mục