Nguyên liệu

Cát cánh

Giá: Liên hệ

Tên gọi khác: Tể ni, Bạch dược, Cánh thảo, Lợi như, Phù hổ, Lư như, Phương đồ, Phòng đồ, Khổ ngạch, Mộc tiện, Khổ cánh, Cát tưởng xử, Đô ất la sất.

Tên khoa học: Platycodon Grandiflorum (Jacq.) A. DC

Họ: Thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae)

BỘ PHẬN DÙNG: 

Rễ củ phơi hoặc sấy khô (Radix Platycodi).

Số lượng
Mua ngay
Thông tin chi tiết

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

  • Saponin Cát cánh kích thích niêm mạc bao tử gây phản xạ niêm mạc khí quản tiết dịch nên long đàm. Trên thực nghiệm cho chó và mèo đã gây mê uống nước sắc Cát cánh, sự tiết dịch tăng rõ rệt, chứng minh tác dụng long đờm (expectorant) của thuốc.
  • Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm và an thần, giảm đau giải nhiệt, chống loét bao tử, có tác dụng ức chế miễn dịch.
  • Thuốc có tác dụng hạ đường huyết và hạ lipid huyết, thí nghiệm cho thỏ uống nước sắc Cát cánh, đường huyết của thỏ giảm, đặc biệt gây tiểu đường nhân tạo, tác dụng của thuốc càng rõ rệt. Trên thí nghiệm chuột cho uống thuốc cũng nhận thấy cholesterol của gan hạ thấp.
  • Saponin Cát cánh có tác dụng tán huyết mạnh so với saponin Viễn chí, mạnh gấp 2 lần, nhưng khi dùng đường uống, thuốc bị dịch vị thủy phân không còn tác dụng tán huyết nên thuốc không được dùng chích.
  • Trong ống nghiệm, thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại nấm gây bệnh ngoài da (dermatomycose).

                           

CÔNG DỤNG

Trong đông y:

Tính vị:

Vị cay, tính hơi ôn (Bản Kinh).

Vị đắng, có ít độc (Biệt Lục).

Vị đắng, tính bình không độc (Dược Tính Bản Thảo).

Vị đắng cay, tính hơi ấm (Trung Dược Học).

Quy kinh:

Vào kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Thái âm Phế (Thang Dịch Bản Thảo).

Vào kinh túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận, túc Dương minh Vị ( Bản Thảo Kinh Sơ).

Vào kinh Phế (Trung Dược Học).

Công năng, chủ trị:

Ôn hóa hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng.
Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.