Nước tắm thảo dược - Phương pháp chăm sóc sắc đẹp của các mỹ nhân

Nước tắm thảo dược - Phương pháp chăm sóc sức khỏe của các mỹ nhân

Dân gian phương Đông có câu: "Xuân thiên tẩy cước, thăng dương cố hoát", có nghĩa là mùa xuân rửa chân có thể làm cho dương khí đi lên chống được các chứng sa, chứng thoát. Việc ngâm chân trong nước ấm vào những dịp năm mới đã trở thành phong tục của các ông vua, bà hoàng xưa với mục đích tăng cường dương khí.

Thế giới thảo dược có trong thiên nhiên vô cùng đa dạng, phong phú và từ lâu đã được áp dụng trong lĩnh vực y học. Ngoài việc có mặt trong thức ăn, nước uống, các bài thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe…, thảo dược còn rất hữu ích khi sử dụng trong phòng tắm, đặc biệt là vào mùa xuân.

Một số cuốn sách y dược cổ có ghi lại rằng, mùa xuân là mùa vạn vật sinh sôi nảy nở, dương khí phát triển mạnh nên việc hấp thu các vị thuốc bằng phương pháp tắm có tác dụng loại bỏ được độc tố, khai thông khí huyết… giúp cơ thể khỏe mạnh cả năm.

Những người Dao đỏ ở Sapa đang chế biến nước tắm thảo dược

Nước tắm thảo dược - Phương pháp chăm sóc sức khỏe của các mỹ nhân

Dân gian phương Đông có câu: "Xuân thiên tẩy cước, thăng dương cố hoát", có nghĩa là mùa xuân rửa chân có thể làm cho dương khí đi lên chống được các chứng sa, chứng thoát. Việc ngâm chân trong nước ấm vào những dịp năm mới đã trở thành phong tục của các ông vua, bà hoàng xưa với mục đích tăng cường dương khí.

Các ngự y cho rằng, mùa xuân thuộc dương, là thiếu dương trong dương. Đặc điểm của khí dương là thích tự do, thoải mái, muốn vươn lên trên và vượt ra ngoài, rất sợ bị áp bức và ức chế. Vậy nên, mùa xuân phải dưỡng dương, nghĩa là phải làm cho khí dương trong cơ thể luôn được nuôi dưỡng đầy đủ và khoáng đạt.

Dần dần, con người còn biết sử dụng các dược vật chế thêm vào nước để tắm rửa, ngâm mình hoặc ngâm một số bộ phận cơ thể nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh tật. Ở phương Đông, cổ nhân gọi phương pháp này là Dược dục liệu pháp. Dược dục liệu pháp (tắm thuốc) là phương pháp chữa ngoài (trị ngoại) bằng cách cho thêm vào nước thường hoặc trực tiếp sử dụng các vị thuốc Y học cổ truyền làm nước để tắm rửa toàn thân hay ngâm mình, giúp phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

Dược dục liệu pháp có lịch sử khá lâu đời, nó được phát hiện song song với các phương pháp chữa bệnh khác từ các loại thảo mộc thiên nhiên. Từ đời Chu (Trung Quốc), các ngự y đã sử dụng "Hương thang dục" - phương thức ngâm tẩm cơ thể bằng nước sắc của các vị thuốc có mùi thơm để chăm sóc sức khỏe cho các hoàng đế, phi tần.

Theo sử sách ghi lại thì "Hương thang dục" gồm 5 dược liệu có hương thơm là lan hương, kinh giới, linh lăng hương, bạch đàn hương và mộc hương. Đây đều là những dược liệu có tác dụng sát khuẩn, làm sạch, đẹp da và lưu lại hương thơm lâu lâu bền trên cơ thể. Bài thuốc này vốn được mỹ nhân Bao Tự, người phụ nữ được Chu U Vương sủng ái tới mức "dùng nghìn lạng vàng mới đổi lại được nụ cười của nàng" rất ưa dùng.

Tương truyền, trước mỗi lần trút xiêm y trong phòng tắm, Bao Tự thường sai những người hầu cận bỏ vào trong nước tắm 5 loại dược liệu trên rồi ngâm mình trong đó rất lâu. Sau khi tắm bằng loại nước này, toàn thân mỹ nhân tỏa mùi thơm phức, tinh thần trở nên phấn chấn và vui vẻ…

Đến sau đời Tống, trong dân gian bắt đầu xuất hiện những cơ sở chuyên phục vụ khách hàng bằng cách "tắm nước thơm", từ đó dần dần hình thành một thói quen trong thiên hạ. Những ai yêu thích các bộ phim dã sử Trung Quốc cũng thường thấy rằng, việc tắm được người xưa rất coi trọng, nhất là đối với phụ nữ. Họ thường ngâm mình trong làn nước ấm rất lâu với các dược vị hỗ trợ như hoa hồng, cây thuốc, lá thơm… Đây chính là cách để hấp thu tốt nhất tác dụng của các loại dược liệu qua da.

Không chỉ lưu truyền trong dân gian, phương pháp tắm thuốc còn được ghi lại trong rất nhiều các sách dược liệu cổ Trung Quốc. Sách "Lễ ký" viết: "Đầu hữu sang tắc mộc, thân hữu bệnh tắc dục" (đầu bị lở loét nên gội, thân mình có bệnh nên tắm). Y thư cổ "Hoàng đế nội kinh" cũng đã bàn luận đến liệu pháp tắm thuốc trong nhiều chương mục. Ví như trong chương "Âm dương ứng tượng đại luận" có ghi: "Kỳ hữu tà giả, tứ hình dĩ vi hãn", ý muốn nói: nếu bị ngoại tà xâm nhập nên tắm ngâm làm cho ra mồ hôi để tà khí theo đó mà ra ngoài.

Các y thư cổ khác như Kim quỹ yếu lược (đời Đông Hán), Trửu hậu bị cấp phương, Ngoại đài bí yếu (đời Tuỳ Đường), Chân lạp phong thổ ký (đời Tống Kim Nguyên), Y tông kim giám, Quán nhã ngoại biên (đời Thanh)… cũng đều có đề cập đến dược dục liệu pháp ở các mức độ khác nhau.

Đặc biệt, trong những y thư chuyên khảo về vấn đề này phải nói đến cuốn "Lý thược biền văn" của y gia Ngô Sư Cơ, đại biểu lỗi lạc của phương pháp chữa bệnh độc đáo này. Tác phẩm này đã đề cập một cách có hệ thống từ cơ sở lý luận đến kinh nghiệm thực tiễn trong việc vận dụng dược dục liệu pháp để điều trị khá nhiều chứng bệnh thuộc các chuyên khoa với 79 phương thuốc tắm ngâm độc đáo.

Tận dụng hương khí của đất trời mùa xuân

Theo cuốn "Lý thược biền văn" của Ngô Sư Cơ thì tắm thuốc tác động lên cơ thể thông qua cơ chế: tác dụng của thuốc và tác dụng của nước. Trải qua quá trình bào chế và đun nấu, các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh trong dược liệu sẽ hoà tan vào nước hoặc toả ra theo hơi nước tác động trực tiếp lên da và niêm mạc, hoặc ngấm vào trong cơ thể mà phát huy tác dụng chữa bệnh. Tác động trực tiếp bên ngoài thường được ứng dụng cho các bệnh lý ngoài da, bệnh mắt, các thương tổn phần mềm do sang chấn...

Hoạt chất ngấm vào cơ thể theo hai con đường: ngấm qua niêm mạc mũi miệng do hít hơi thuốc và thẩm thấu qua da. Tác động bên trong chủ yếu được ứng dụng cho các bệnh lý nội khoa. Tuy nhiên, cả hai con đường tác động bên ngoài và tác động bên trong ít khi thực hiện riêng rẽ mà thường hiệp đồng tương hỗ với nhau.

 

Bên cạnh đó, nước cũng tác động lên cơ thể nhờ hai yếu tố: nhiệt độ và áp lực. Độ ấm của dịch thuốc có tác dụng làm giãn mạch toàn thân và tại chỗ, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, cải thiện công năng hấp thu của da, làm giãn cơ và giảm đau. Đối với vết thương xung huyết kỳ đầu, nếu ngâm trong dịch thuốc lạnh có khả năng làm co mạch và giảm xuất tiết. Áp lực của nước có tác dụng xoa bóp các bộ phận được ngâm, thúc đẩy quá trình hồi lưu của máu và dịch bạch huyết, làm giảm sưng nề và giảm đau.

Theo Thạc sĩ - Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì tắm thuốc là một trong những phương pháp phòng, chữa bệnh từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Đặc biệt, việc tắm thuốc nên thực hiện vào mùa xuân bởi thời gian này tiết trời tươi đẹp, không khí trong lành, cơ thể con người dễ hấp thu dưỡng chất hơn. "Dưỡng sinh tắm thuốc ngày xuân giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe, dự phòng tích cực bệnh tật và dưỡng da, đa phần là sử dụng hình thức toàn thân dược dục.

Biết được điều đó, Mhenhe đã hợp tác và nghiên cứu và tạo ra một sản phẩm thảo dược ngâm tắm đóng chai để tiện sử dụng hơn mà vẫn giữ được những công dụng quan trọng của nước thuốc ngâm tắm đã có từ lâu đời tại cộng đồng người Dao Đỏ

Bác sĩ Toàn cũng giới thiệu một công thức tắm thuốc vào mỗi dịp xuân về đã được ghi trong cuốn sách "Vân cập thất tiên" đời Tống: "Buổi sớm ngày Lập xuân sắc 3 vị là bạch chỉ, đào bì và thanh mộc hương lấy nước tắm thì cơ thể hết sức khỏe mạnh". Bạch chỉ và thanh mộc hương đều là những vị thuốc có công dụng phương hương hóa trọc, khu phong trừ thấp, có lợi cho sức khỏe. Đào bì là vỏ của cành và thân đào, đun nước tắm ngâm có thể trị chứng phong thấp, bôi ngoài da có thể chữa được mụn nhọt. Kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, cả ba vị thuốc trên đều có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm thông thoáng đường hô hấp và dự phòng cảm cúm rất tốt.

Tắm thảo dược đang là một dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, thẩm mỹ được nhiều người ưa thích hiện nay, nhất là chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu không có thời gian, điều kiện đến các spa, bạn hoàn toàn có thể tự tay pha chế một bồn nước tắm đơn giản tại nhà từ những vị thuốc mua tại các cơ sở y tế chất lượng. Những ngày xuân sắp tới, hãy tự thưởng cho cơ thể mình những giờ phút thư giãn, thoải mái bên làn nước ấm thoang thoảng mùi hương thú vị của các loại thảo dược, để trang bị sức khỏe cho một năm mới với nhiều dự định. Các dược liệu dùng để tắm tốt là trà xanh, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, kinh giới, hoa hồng…

Phong tục tắm thuốc đón năm mới của người Dao đỏ

Bản làng của người Dao đỏ thường nằm cheo leo nơi lưng chừng núi cao. Cuộc sống lại gắn liền với rừng già nên người Dao vốn giỏi nghề thuốc. Không biết từ khi nào mà các thế hệ người Dao từ đời này sang đời khác truyền nhau một bài thuốc tắm cổ truyền kì diệu từ các loại thảo mộc để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Cứ vào ngày cuối cùng của năm, người Dao lại lên rừng hái lá thuốc nấu nước tắm cho cả nhà, với ý nghĩa cho một năm mới khỏe mạnh và may mắn.

Bài thuốc tắm này phải sử dụng nhiều loại thảo dược. Thường một lần tắm ít cũng phải hơn 10 loại. Tùy từng loại thảo dược mà cách chế biến khác nhau. Có loại được phơi hoặc sao khô, có loại phải để tươi nguyên.

Lấy đủ các cây thuốc, họ chặt nhỏ và cho vào một chiếc nồi lớn. Thuốc được đun liên tục trong vòng từ 3-4 tiếng, cho thứ nước cốt màu nâu đỏ có mùi thơm ngào ngạt. Nước cốt này sau đó được pha với nước ấm thành nước tắm và nước tắm phải giữ ở nhiệt độ 30-37 độ C thì mới phát huy tác dụng.

Biết được điều đó, Mhenhe đã hợp tác và nghiên cứu và tạo ra một sản phẩm thảo dược ngâm tắm đóng chai để tiện sử dụng hơn mà vẫn giữ được những công dụng quan trọng của nước thuốc ngâm tắm đã có từ lâu đời tại cộng đồng người Dao Đỏ.

 

Bài viết cùng danh mục