Sản phẩm đặc biệt

Rượu Đương quy tươi nguyên cây

Giá: Liên hệ

Rượu đương quy là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị huyết áp thấp. Nếu kiên trì dùng một thời gian, huyết áp sẽ trở về trạng thái ổn định.Mỗi ngày uống 2 chén nhỏ vào buổi sáng và buổi tối.

 
Số lượng
Mua ngay
Thông tin chi tiết

 Đương quy là một trong những dược liệu quý có nhiều tác dụng dược lý. Từ lâu đã được các lương y tìm hiểu và áp dụng vào rất nhiều bài thuốc. Điển hình như đau nhức xương khớp, thiếu máu, cơ thể suy nhược, yếu mệt…

Rượu đương quy là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị huyết áp thấp. Nếu kiên trì dùng một thời gian, huyết áp sẽ trở về trạng thái ổn định.Mỗi ngày uống 2 chén nhỏ vào buổi sáng và buổi tối.

                             

 

Thành phần hóa học của Đương Quy

Mốt số thành phần được ghi nhận có trong dược liệu bao gồm:

  • 0,2 – 0,4% tinh dầu
  • Acid hữu cơ
  • Coumarin
  • Polyacetylen
  • Polysachrid
  • Acid amin
  • Sterol
  • Vitamin B1,B12,E
  • Brefeldin
  • Một số nguyên tố vi lượng khác: Nhôm, đồng, kẽm, canxi, crom, magie…

Tác dụng dược lý của Đương Quy

Theo Y học cổ truyền:

Công dụng: Hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sưng, dưỡng gân.
Chủ trị: Chứng huyết hư trường táo; Kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắc kinh. Các bệnh thai tiền sản hậu, đau tê chân tay, tổn thương do té ngã, tâm can huyết hư. Ngoài ra còn kiêm trị nhọt lở loét, khái suyễn.

Theo Y học hiện đại:

  • Tác dụng với huyết học: Dịch ngâm từ đương quy có tác dụng làm tăng huyết sắc tố và hồng cầu. Tác dụng này được cho là có liên quan đến hàm lượng vitamin B12 và acid folic có trong dược liệu.
  • Tác dụng chống viêm: Nước từ dịch tiết dược liệu có thể làm giảm tính thẩm thấu của huyết quản. Từ đó ức chế các chất gây viêm mà tiểu cầu 5TH sản sinh.
  • Tác dụng đối với tử cung: Cồn chiết xuất từ dược liệu có khả năng gây hưng phấn đối với tử cung cô lập. Còn tinh dầu dược liệu lại có tác dụng ức chế tử cung. Khi áp lực của tử cung cao thì đương quy được cho là có thể làm tăng hoạt động co bóp ở cơ quan này.
  • Tác dụng tăng miễn dịch: Dược liệu này được nghiên cứu là có thể làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, đồng thời tăng cường chuyển dạng lympho bào.
  • Tác dụng lợi tiểu: Nhờ hàm lượng đường mía mà đương quy có được tác dụng làm tăng hưng phấn đối với cơ trơn ruột non và bàng quang.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc từ dược liệu có khả năng ức chế phẩy khuẩn tả, trực khuẩn thương hàn, liên cầu khuẩn tán huyết… Tinh dầu lại có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng…
  • Các tác dụng khác: giảm đau, an thần, tăng lưu lượng máu, chống hình thành cục máu đông, làm giãn cơ trơn phế quản, ngăn ngừa glycopen trong gan giảm thấp…